Đàn Tiên Nông Các_đàn_tế_cổ_tại_Huế

Bài chi tiết: Đàn Tiên Nông

Triều Nguyễn rất xem trọng việc phát triển nông nghiệp.[2] Đàn Tiên Nông là nơi diễn ra nghi lễ chính trong Lễ Tịch điền là lễ nhà vua đích thân cày ruộng.[3][4] Đàn Tiên Nông là một đàn tế ở kinh thành Huế chỉ còn lại hình ảnh trong thư tịch cổ.[5]

Ruộng Tịch Điền dưới thời vua Gia Long được đặt ở hai phường Hòa Thái, Ngưỡng Trị trong Kinh thành, đến năm 1828 nhận thấy nơi đây là chổ đất thấp trũng, vua Minh Mạng ra lệnh chuyển về hai phường An Trạch và Hậu Sinh.

Theo sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, để tôn vinh ngành nông nghiệp, vào tháng 2 năm Mậu Tý (1828), vua Minh Mạng hành lời Dụ về việc xây dựng đàn Tiên Nông để làm lễ Tịch Điền ở giữa hai phường Hậu Sinh và An Trạch, nay là phường Tây Lộc ở phía Tây Bắc trong kinh thành Huế:[6]

“Vua bảo bầy tôi rằng: “Đời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ tịch điền” bèn sai đặt ở hai phường Hậu Sinh và An Trạch, bên tả dựng đài Quan Canh, đằng trước làm ruộng đế tịch, đằng sau làm điện thay áo, bên hữu đặt dàn Tiên Nông và đình Thần Thương thu thóc. Sai Trung Quân Tống Phước Lương coi làm. Thưởng tiền cho thợ và biền binh làm việc 5.000 quan. Lại đặt sở Diễn Canh (tập cày) ở phía Bắc cung Khánh Ninh, gọi là vườn Vĩnh Trạch. Sai bộ Lễ bàn định điển lệ. Hàng năm cứ tháng trọng Hạ (tháng 5) chọn ngày tốt làm lễ.”

Đàn hình vuông, một tầng, quay về hướng nam, nền cao lát gạch, có làm sẵn các lỗ để cắm tàn lọng và cờ, xung quanh xây lan can bằng gạch, bốn mặt xây 9 bậc cấp đi lên xuống. Trên đàn có một ngôi nhà nhỏ để vua ngồi xem cày ruộng. Ngay phía trước đàn là khoảng ruộng để vua đích thân cày trong lễ Tịch điền.[6]

Sách Khâm định Đại nam Hội điển sự lệ ghi lại triều Nguyễn quy định vào hạ tuần tháng 4 hàng năm, Khâm Thiên Giám sẽ chọn ngày tốt cày ruộng Tịch điền. Trước khi tiến hành, Bộ Lễ sẽ tâu lên vua tế đàn Tiên Nông. Vào đầu giờ Tý, ty bộ Lễ sẽ đến bày trí bài vị và lễ vật gồm trâu, dê, lợn, xôi và 5 mâm quả. Đầu giờ canh 5 ngày lễ Tịch điền, quan Phủ doãn Thừa Thiên mặc lễ triều phục đến đàn Tiên Nông thực hiện lễ tế, sau đó đến lễ Tịch điền của nhà vua.

Liên quan

Các định luật về chuyển động của Newton Các định luật Kepler về chuyển động thiên thể Các định lý đẳng cấu Các định lý bất toàn của Gödel Các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Các đơn vị Hướng đạo Việt Nam hiện nay Các điều khoản Hợp bang Các đơn vị đo năng lượng Các địa điểm của Cải cách Công nghiệp Minh Trị tại Nhật Bản: Sắt thép, Đóng tàu và Khai mỏ Các đoàn tàu Holocaust

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các_đàn_tế_cổ_tại_Huế http://www.vietravel.com.vn/vi/index.php?option=co... http://www.archives.gov.vn/Pages/Tin%20chi%20ti%E1... http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/Le... http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Defa... http://kienthuc.net.vn/di-san/kham-pha-kien-truc-d... http://www.hueworldheritage.org.vn/quanthe/kinhtha... https://vnexpress.net/le-tich-dien-duoi-trieu-nguy... https://web.archive.org/web/20080312165651/http://... https://web.archive.org/web/20140308151116/http://... https://kienthuc.net.vn/di-san/kham-pha-dan-te-am-...